Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

MONG MẸ VỀ CHỢ


(Tùy bút Luuquochoa)

Trong mỗi con người đều có một miền ký ức được mặc định lâu bền. Ký ức của tôi lại hướng về làng quê, nơi có bao bà mẹ lam lũ đã nuôi chúng tôi nên vóc nên hình, thế hệ ấy đã là người thiên cổ và những câu chuyện tôi sắp kể chắc thế hệ con cháu không hình dung đầy đủ và có thể họ bảo rằng: Cái ông viết văn này buồn mồm thì tưởng tượng ra. Không phải đâu, cái thời chúng tôi nó vậy.

Bây giờ lũ trẻ không có thói quen “mong như mong mẹ về chợ” nữa. Mẹ chúng đi chợ cả ngày cũng được hay bao giờ về chúng cũng không để ý bởi chúng không còn mong quà. Quà cho trẻ bây giờ cũng không nhất thiết cần phải mua. Cuộc sống no đủ dần nên một số nhu cầu tự nhiên biến mất, đi theo nó là những câu ca dao tục ngữ người ta dần quên. Mặc ai quên chứ riêng tôi suốt đời ám ảnh về hình tượng câu ca : MONG NHƯ MONG MẸ VỀ CHỢ.
---------
Cách tôi mấy nhà có gia đình ông Viết, bà Nghè. Ông làm nghề thả lưới giăng câu và bà cấy lúa và đội cá đi chợ bán. Ông bà đẻ 9 người con bốn trai, năm gái. Mà cũng lạ, càng đói, càng đẻ mà trời sinh ra phụ nữ thời đó sinh đẻ dễ như gà vịt. Có bà cả đời mang bụng chửa.

Bà đỡ cũng thật kinh khủng, dao kéo không có, các bà dùng cật nứa cắt rốn trẻ sơ sinh, lấy đất vách rắc mún rốn “sát trùng”, thiếu sữa nhai gạo sống mớm vào miệng, đau bụng thì lấy con dán đất trong bếp buộc vào rốn…Khó tin lắm phải không các bạn trẻ? Có thật 100% đấy, nhiều thứ còn kinh khủng hơn tôi kể nhiều.

Mỗi nhà chúng tôi đều có một khóm tre, đấy là nơi cha mẹ chúng tôi dùng để lấy vật liệu đan đó, đan lờ bắt cá, lấy lạt buộc vách rơm, làm cán cuốc cán gầu và cuối cùng mới là nhu cầu hóng mát.

Ở lũy tre đó, tuổi thơ chúng tôi thường vác cái bụng ỏng đít beo, cởi chuồng nhồng nhỗng ra ngồi chờ mẹ đi chợ về.

Thứ Sáu, 21 tháng 6, 2013

GIÁ MÀ..


Giá mà đừng bắt tay nhau
Dắt ra ngoài ngõ để sau nhớ đời
Nào ngờ cái bắt tay thôi
Làm ta bổi hổi bồi hồi nhớ mong

Chiều chiều tựa cửa ngóng trông
Nhìn em xao xuyến nỗi lòng bâng khuâng
Muốn san một nửa gian truân
Để em bớt tủi một thân kiếp người

Muốn san em nửa cuộc đời
Thay người dứt cánh chim trời bay đi
Bắt tay lần ấy mà chi
Để giờ tiếng vọng thầm thì đêm thâu

Giá mà đừng bắt tay lâu
Để ta không phải lỡ nhau một đời...

N.T.N

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

CÀNG NHỚ CÀNG SƯỚNG


                         

Hai vợ chồng nhà nọ làm lễ kỷ niệm 10 năm ngày cưới. Để ngày kỷ niệm thêm ý nghĩa, chị vợ làm một bữa ăn thật ngon. Chị còn chuẩn bị cả món rượu ngâm cao dê nữa để anh chồng tăng thêm khí thế. Sau bữa ăn khi thằng cu đã ngủ ngon lành, hai vợ chồng vào phòng riêng. Chị vợ diện bộ đồ ngủ mỏng tang lại không có các loại “phụ kiện” bên trong để cho lễ kỷ niệm ngày cưới thêm thi vị. Chị là một người đẹp nên lại càng xinh đẹp.

Trong khi đó vừa lên giường anh chồng đã ríu mắt lại vẻ muốn ngủ. Lo món rượu dê của mình bị lãng phí, chị vợ liền gợi ý:

- Anh nhớ ngày này mười năm trước là ngày gì không?

- Thì là ngày cưới chứ là ngày gì nữa! Em chả vừa làm bữa liên hoan để kỷ niệm đấy thôi!

- Thế còn đêm này ngày này mười năm trước?

- Thì là đêm tân hôn chứ còn là đêm gì nữa. Có thế cũng phải hỏi?

- Thế anh còn nhớ đêm ấy chúng mình cùng làm việc… gì không?

- Nhớ quá đi chứ! Ôi, bây giờ càng nhớ lại càng thấy… sướng rên lên, đúng là lần đầu tiên trong đời mới được thấy và được làm chuyện ấy đấy!

Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2013

THÁNG SÁU ĐÃ VỀ

Cô gái tháng sáu
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 01-06

Vẫn còn đang ngơ ngẩn tím bằng lăng
Cay cay mắt cháy trời hoa phượng nở
Lưu bút mùa thi đang tràn đầy trang nhớ
Bỗng giật mình tháng sáu đã về ư?

Lũ trẻ cười đùa ríu rít vô tư
Cất sách vở ào vào vui cùng hạ
Tết thiếu nhi rộn ràng tưng bừng quá
Như đàn chim ríu rít mở lòng tôi


Trời trong xanh lang thang mây trôi
Mấy cháu nhỏ dắt tôi vào tháng sáu
Đuổi bắt hú oà cùng mận, mơ, me, sấu...
Tôi đứng ngây người giữa tháng sáu - tháng năm


“Chẳng thể tắm hai lần trên một dòng sông”
Thì cứ để giọt nước mình trôi ra biển cả
Nào các cháu ta bước vào mùa hạ
Thoả sức vẫy vùng tháng sáu tuổi thơ ơi!

                          (Xuân Thu)

Cô gái tháng sáu