Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

THƠ À? CHUYỆN NHỎ

Bà ấy chăn bò thay, tôi ở nhà mần thơ. kaka
Cơm tối xong, lão Choẽ vừa vê điếu thuốc lào chưa kịp cho vào nõ điếu thì bà Choẽ đã dấm dẳn: “Ông biết tin gì chưa?”. “Tin gì?”, lão Choẽ dừng vê thuốc, hỏi lại. Bà Choẽ thong thả lấy bọc trầu ra rồi cà kê: “Tin quan trọng!”. “Tin gì, bà nói tôi nghe đi? Quan trọng đến cỡ nào? Bà nghe ở đâu? Có phải động đất ở thuỷ điện Sông Tranh không?”. Lão Choẽ bò hỏi dồn. “Còn hơn cả động đất ấy cơ”. “Thì tin gì? Bà nói ngay đi! Sốt cả ruột”.

Bà Choẽ nhẩn nha: “Chiều nay, tôi qua nhà bác Văn Sĩ Chiến, bác ấy khoe có cái truyện ngắn vừa mới được in báo, nhuận bút dững một triệu cơ”. “Giời ạ! Thế thì có gì là lạ. Bác ấy là nhà văn, có truyện in báo là chuyện thường tình chứ có gì là ghê gớm mà bà cứ úp úp mở mở”. “Chả ghê gớm lại không ư. Truyện có 1000 từ, oánh luôn cả triệu bạc, vị chi mỗi từ của bác ấy giá 1000 đồng, ông biết chửa? Chữ người ta như thế chứ, chữ ông có hoạ mà...”. “Mà làm sao?”. Lão Choẽ nóng gáy. “Thì đấy. Bác ấy sắp đổi xe máy rồi đấy. Chỉ bằng nhuận bút thôi đấy nhá. Còn ông, thơ với phú, "bờ lốc" với chả bờ leo, chả thấy một xu một cắc nào cả. Toàn mơ mộng hão huyền. Giờ cứ phải thực dụng ông nhá. Mí lại, đã bảo cấm tiệt thơ rồi mà ông cứ “anh anh em em” lộn cả ruột. “Anh em” mà nó ra tiền thì còn đỡ nhá, đằng này...”.

Bà Choẽ “nhá nhá” một thôi một hồi không kịp cho lão Choẽ cắt ngang. Đợi mãi cho bà nghỉ giọng lấy hơi, lão mới đấu dịu: “Nhưng người ta là cán bộ nhà nước nghỉ hưu, người ta có thời gian viết lách. Còn tôi, suốt ngày phải theo đàn bò, sáng tác thế chó nào được. Tôi mà được như ông ấy á, tôi chả có hàng tá truyện”. “Thật thế chứ?". Bà Choẽ cướp lời. "Vậy thì mai ông để đàn bò cho mẹ con tôi chăm, ông ở nhà làm truyện ngắn nha. Cố mỗi ngày lấy một cái kiếm lấy một triệu cho đỡ phải mưa nắng mệt người nha. Nhà mình cũng phải chuyển dịch cơ cấu ngành nghề thôi. Mẹ con tôi chăn nuôi bò, ông chuyển sang sáng tác văn học nghệ thuật nha. Vừa lao động chân tay, vừa lao động trí óc. Nhà nông, nhà văn hai nhà ta thi nhau ông nhá”.

Thứ Năm, 24 tháng 1, 2013

LẦN ĐẦU ĐI "TÀU BAY"

Tuần trước, "Choẽ bò" em được theo các bác lãnh đạo Hội Văn nghệ tỉnh đi tàu bay vào Khánh Hoà để đón đoàn văn nghệ sỹ của tỉnh dự trại sáng tác văn học nghệ thuật Nha Trang về. Lần đầu tiên được đi tàu bay nên nhà em sướng lắm. Cũng do có nhiều thành tích trong xoá đói giảm nghèo, đặc biệt ý chí vươn lên thoát nghèo của em mà các bác lãnh đạo Hội ban cho cái đặc ân ấy.

Hôm trước, cả nhà em long trọng tiễn em đi "công tác" linh đình lắm. Vợ em thì khỏi nói rồi, trông bà ấy dễ chừng trẻ ra đến dăm tuổi. Bà con lối xóm đến chia vui, chúc mừng mà nàng cứ lúng ta lúng túng như gái mới về nhà chồng chẳng biết việc nào làm trước việc nào làm sau. Đôi má nàng ứng hồng. Cặp mắt thì... lúng la lúng liếng, thi thoảng liếc nhìn em có vẻ rất xấu hổ mới chết chứ. Lâu lắm rồi, em mới thấy nhà em có biểu hiện đáng ngờ ấy. Tuy nhiên, đêm ấy dứt khoát em không làm gì bởi các cụ dặn đi đâu xa phải đặc biệt kiêng kỵ cái chuyện ấy, đằng này em lại đi tàu bay nữa thì... kiêng là quá đúng. Bà "Choẽ bò" nhà em ấm ức lắm dưng mà... biết làm sao được. Em phải "bản lĩnh" lắm mới vượt qua được cái ranh giới mong manh đó.

Thứ Tư, 16 tháng 1, 2013

QUÊ HƯƠNG THỜI BÁN ĐẤT



Ai cứ bảo chăn trâu là khổ
Tôi mơ màng hai cô ả cùng theo
Có những ngày trốn học lang thang đá lông nheo
Mẹ bắt được khen mày nghèo mà sướng
Có cô bé nhà bên nhìn tôi không biết ngượng

Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

CHUYỆN LÀNG QUÊ



Vụ án “giết người” xẩy ra ở làng Chem Chép gây chấn động cả vùng. Nhà nọ cách nhà kia chỉ một hàng rào găng. Một đằng hai con, đằng kia mới có một.

Léng phéng thế nào mà anh Thích Sung Sướng
, anh (gọi như thế vì anh còn trẻ lắm, mới hai mươi sáu tuổi) bố của hai đứa con lại “mắc” phải lưới tình của chị Lẳng Lơ vợ anh Ngố. Ngố hay theo cánh thợ xây đi phu hồ kiếm thêm đồng rau đồng mắm ngoài việc chính là làm ruộng. Anh Sướng có nghề thợ điện, thầu điện của làng, hàng tháng anh vẫn đến từng nhà nhìn công tơ, ghi sổ rồi thu tiền.

Vợ Sướng
 có một cửa hàng tạp hoá nhỏ ở chợ. Lương thợ điện làng chỉ dăm trăm ngàn mỗi tháng, nhưng không hiểu sao thấy anh rủng rỉnh lắm. Chuyện tình của họ lúc đầu rất ít người biết.

Thấy bảo một lần Sướng
 sang nhòm công tơ, thấy mỗi mình chị Lẳng Lơ đang vạch vú cho đứa con mười tháng tuổi bú. Cái vú trắng nõn của đàn bà một con khiến anh thợ điện tít mắt. Nhòm, ghi xong, anh lại gần, quệt tay vào ngực chị một cái, khen:Trắng quá, như cái bánh bao í…, hà hà

Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

KỶ NIỆM NGÀY CƯỚI


Quê vừa lùa đàn bò vào chuồng chưa kịp rửa mặt, mụ vợ thỏ thẻ “tối nay mình đi xem hát nhé”, ơ cái mụ này hôm nay lạ nhỉ, suốt ngày hết việc đồng áng, lại gà, vịt chẳng biết văn nghệ văn gừng là gì, thế mà hôm nay lạ nhỉ? Thế ông không biết hôm nay là ngày gì à, 20 năm ngày cưới đó ông. Ghê nhỉ đã 20 năm đeo gông rồi à?
Ừ thì cho mụ ấy đi xem văn nghệ cho đầu óc mụ có tâm hồn …văn nghệ. Chả là mình thích làm thơ, cứ được bài nào là khoe mụ vợ, Là một nhà thơ xóm, cứ làm được bài thơ nào thì mụ là người được nghe đầu tiên. Có lần, đang đêm ngủ, tôi dựng mụ dậy để đọc thơ cho mụ nghe. Hồi đầu, mụ khoái lắm, tự hào lắm. Sau rồi, thơ tôi sản xuất đại trà nhiều quá, vợ tôi phải nghe nhiều quá, hơn nữa, trong thơ lại toàn yêu đương, em anh sướt mướt thì mụ bẳn gắt hẳn. Rồi mụ tuyên bố xanh rờn: "Tôi cấm ông thơ phú nữa nhé. Tập trung vào chuyên môn cày bừa cho kịp thời vụ. Ruộng nhà người ta lúa má tốt bời bời thế mà ông thì cứ thơ với phú. Mai kia đói rã họng ra ngồi đấy mà thơ!". Cũng vì vụ đó tôi mất cạ hứng mần thơ, được dịp này cho mụ mở mang đầu óc tí, cũng tốt chứ sao.
Cơm nước xong tôi đèo mụ trên chiếc xe đạp cà tàng lên huyện, mụ gục đầu kê nguyên bộ ngực đồ sộ vào lưng tôi dất chi là tình tứ.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

ANH EM CỌC CHÈO



Tin động trời: thằng cọc chèo lại đánh vợ.
Lần này hắn không nhẹ tay. Vợ hắn bị đá vào cái ba lô đeo ngược đã tới tháng thứ sáu. Nghe nói cô ta ngất xỉu cả tiếng đồng hồ mới tỉnh. Lúc tỉnh thì gần như bất động. thở è ạch. Không lê nổi đôi chân một bước.
Là cọc cheo thì làm lơ chuyện này thế nào được. vậy là Bôn ba chân bốn cẳng đạp cái xe cà tàng cọc cạch về nhà cọc chèo. Người tò mò xem chồng đánh vợ đã vãn. Cọc chèo xấu hỗ và biết lỗi sao đó, chui tọt vào nhà khóa trái cửa. vợ hắn ngồi ôm cột hàng hiên, mặt cắt không còn hột máu.
Bôn nhìn cô em vợ.
- Thím có sao không? Sao da mặt tái xanh tái xám, lại túa mồ hôi nhiều quá thể vầy nè?
Em vợ lắc đầu.
- Thím nói thiệt đi! Đau làm sao? Đau chỗ nào?
Em vợ vẫn lắc đầu.
- Trời ơi, thím hổng nói, làm sao tui biết đặng lo cho thím!
Bấy giờ cô em mới ngẩng đầu lên. Nước mắt ngắn nước mắt dài.
- Khó thở quá anh ơi! Lại mắc tiểu mà hổng đứng dậy nổi.
Bôn cúi xuống, đỡ cô em vợ đứng dậy.
- Thím vịn vào tui nè. Tui dìu thím ra sau hè.
Sau hè là vườn chuối. Bôn dìu vợ cọc chèo ra đó.  Để cô ta ngồi đó.  Trở vô hè nhà đợi một lúc rồi trở ra.
Vợ cọc chèo gục mặt vào cây chuối. Hai tay chỏi xuống đất.
- Thím xong chưa? Tui dìu vô nhà.
- Em hổng nhúc nhích được chưn tay. Đau quá hà!