Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

CHÀO NĂM MỚI 2013





Mừng năm mới đến rộn lòng ta 
Xuân mãi trẻ trung, chẳng biết già
Quý tiễn Nhâm về tròn nghiệp nước
Tỵ đưa Thìn đến vẹn duyên nhà

An lành mình chúc riêng nhân thế
Khang thịnh ta cầu chung quốc gia
Hạnh giữ trọn lòng, sau với trước
Phúc trao thơm ngát những hương hoa

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

CHẾT VÀ HÈN

CHẾT VÀ HÈN


Facebook hỏi, ” Cậu đang nghĩ gì ? ”
Thôi chán quá, tớ đếch thèm nghĩ nữa
Cứ áo quần xông xênh, cơm ngày ba bữa
Chăm chút việc làm ăn, kệ bố sự đời

Cứ sống lặng im, mũ ni che tai
Tránh không xem chương trình thời sự
Chỉ nên quan tâm thể thao, phụ nữ
Sáng cắp ô đi, tối cắp ô về

Ai bảo gì cũng nhất trí, ô-kê
Không tranh luận, không trình bày quan điểm
Cuộc đời này ngắn chẳng tày gang
Thôi xin kiếu những ước mơ phù phiếm

Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

LỜI CẢM ƠN

Hôm nay, sau gần một tháng lao động cật lực, cuối cùng căn nhà lá Lão Nhà Quê cũng đã được hoàn thành. Nhân dịp khánh thành nhà mới tôi xin có vài lời gởi đến bà con lối xóm bằng hữu gần xa. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm động viên, ủng hộ giúp đỡ rất nhiệt tình của bà con trong suốt thời gian tôi làm nhà. Đến nay, tuy chưa thật hoàn thiện nhưng không để bà con phải chờ lâu nên tôi quyết định làm lễ Tân gia. Tôi có một chút nho nhỏ gọi là cơi trầu bát nước chè xanh mời bà con xơi tạm, để tôi được hầu chuyện. Vì hoàn cảch chưa có thêm vợ cũng như chưa có thêm người yêu, mọi việc đều tự một mình tôi lo liệu nên có gì thiếu sót rất mong bà con hết sức thông cảm!

Thứ Tư, 12 tháng 12, 2012

SÂN CHƠI BỜ LỜ


Sân chơi Bờ lốc ở nơi đây
Chia sẻ buồn vui chứa chất đầy
Những nẻo đường đời xưa vất vả
Bao niềm mong ước buổi thơ ngây
Thu về lá rụng lòng hiu hắt
Đông đến phùn mưa cảnh héo gầy
Tức cảnh nên lòng say cảm hứng
Thơ hồn bay bổng chín tầng mây! 





Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2012

BỜ L...CỦA ANH

Vậy là đến lúc chúng ta phải chia tay thôi, con mẹ già hú này ác như con thác lác, nó chia cắt tình yêu của anh em mình, nó sẽ nhận quả báo thôi. Tình yêu chúng mình đang đẹp thế há chẳng được tày gang. Nếu biết trước, em có bà Mẹ ác như thế anh chẳng thèm quen em, đừng mất ăn mất ngủ vì em, đừng để em bỏ bùa mê, thì nào đâu đến nỗi giờ anh phải đau thế này.
Chia tay em, anh sẽ tìm một bờ lốc, bờ l... khác, nhưng anh biết sẽ không hạnh phúc, ngọt ngào như bờ l... của em, nhưng đời là vậy, đâu chỉ riêng em có bờ l... đâu? Ban đầu anh sẽ rất bỡ ngỡ với bờ l... mới nhưng hy vọng anh sẽ quen, và yêu nó như anh đã từng yêu bờ l... Ya hú của em.
Anh có vài lời với em vậy. Vĩnh biệt em Yà hú !


Thứ Sáu, 7 tháng 12, 2012

MỐI TÌNH ĐẦU BLOGSPOT

Sông quê mang nặng phù sa
Vượt bao năm tháng 
chảy qua cuộc đời. 
Dòng chia bên lở bên bồi 
Vẫn còn nguyên đó tình người năm nao. 
Nặng mang bao nỗi khát khao 
Với người con gái má đào vườn dâu. 
Yêu em... một mối tình đầu 
Thề non hẹn biển có nhau trọn đời.

EM CÓ THAI...???


Sưu tầm một vài hình ảnh mời bà con xả chét nhé ! Trước tiên là câu chuyện:
Các anh ơi em đã có thai

Người chồng khi biết vợ có thai thì vô cùng vui mừng. Anh muốn cho tất cả mọi người biết tin này nên lấy điện thoại của vợ nhắn tin: “Tôi đã có thai” gửi đi cho tất cả mọi người trong danh bạ.

BLOGER ...CHÍNH CHỦ

Cả tháng nay tớ bị "cấm vận" , đương mon men kiếm tí "phở" nhưng mới mò ra đường lại dính cái nghị định ất ơ "vợ chính chủ", sợ bị phạt nên đành "buông súng, gác kiếm". dìa, "tự cung"

Chuyện rằng xưa thật là xưa
Ở bên cái nước ăn dừa bằng …răng
Có ông Bộ trưởng tên #
Ðứng đầu một bộ loằng ngoằng tên Giao

LỆNH CẤM VẬN

Không khuyến khích chị em phụ nữ xem nội dung này , mà lỡ có xem thì nên bỏ lệnh "cấm vận" dùm, kẻo mang họa vào thân.

“Ai ơi muốn có con bồng
Chiều người lấy việc, chiều chồng lấy con”

LƯƠNG VÀ LƯƠN

Chuyện 1.
“Do tình hình thu ngân sách năm 2012 rất khó khăn và dự báo sẽ tiếp tục khó trong năm 2013, căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách Nhà nước nên Chính phủ không bố trí nguồn thực hiện chi cải cách tiền lương theo lộ trình vào năm 2013” Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nêu ra đề xuất này của Chính phủ tại cuộc họp ngày 16/10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Như thế là chưa tăng lương nhé các Bác. Chợt nhớ hôm nọ Cu Tèo mang về khoe Bố bài làm văn 9 điểm , mang lên hầu các Cụ

Đề một bài tập làm văn ra như sau: Em hãy bình luận, phân tích về câu thành ngữ “Thân lươn chẳng quản lấm đầu”.

Trong bài làm của mình, có một đoạn Tèo viết như sau: theo Từ điển thành ngữ - tục ngữ Việt Nam , “thân lươn” có nghĩa là thân phận nhỏ nhoi, hèn hạ. Còn “lấm đầu” là sự ê chề, nhục nhã. Như vậy, ý nghĩa của câu thành ngữ “Thân lươn chẳng quản lấm đầu” có nghĩa là đã mang thân phận hèn hạ, thấp kém thì ngại chi công việc nhỏ nhoi, đầy vất vả trong cuộc sống. Em nhận thấy ông bà xưa nói chẳng có sai bao giờ. Cụ thể trong trường hợp câu thành ngữ này, lại càng đúng với hoàn cảnh thực tế hiện nay ở nước ta.

Trong gia đình em, mỗi lần vào đầu tháng, khi ba em đưa “lươn” về thì nghe mẹ em xì xầm nói: Ối dào, “lươn” chết đói đó thì ông giữ mà uống cà phê, khi nào có “lậu” thì đưa. Trong trường học, cũng vào mỗi đầu tháng, em thường nghe các thầy cô trò chuyện với nhau rằng: Với “lươn” còi cọc như thế này thì làm sao nuôi con ăn học đàng hoàng hả trời? Cũng vì “thân lươn” nhỏ nhoi như thế, nên em đã chứng kiến thầy giáo phải chạy xe ôm, hay bữa trưa của cô giáo chỉ là một ổ bánh mì chan nước tương...

Bài làm của Tèo đã được cô giáo cho 9 điểm. Bố Tèo vội vã tìm cô giáo và hỏi: Trời ơi, thằng Tèo nhà tôi không phân biệt được “con lươn” với “đồng lương”. Cô có chấm lộn không?

Cô giáo trả lời: Có lộn một chút cũng chẳng sao đâu. Đến người lớn còn không phân biệt, để “lương” mang phận nhỏ nhoi như “lươn” kia mà...
................
Chuyện 2.
Và đây là đơn xin tăng lương của "Cậu Nhỏ" nhà Sông_Quê,xin kể nốt

Một hôm rảnh rỗi chẳng có việc gì làm, "cậu nhỏ" nhà ta mới nghĩ ra chuyện đòi tăng lương cho mình. Cậu viết hẳn 1 lá đơn:

Kính gửi Hội đồng quản trị ! Tôi, tự "Cậu nhỏ" , yêu cầu được tăng lương vì những lý do như sau:

1. Tôi phải làm công việc lao động chân tay
2. Tôi làm việc ở độ sâu
3. Tôi luôn phải làm việc bằng đầu
4. Tôi không được nghỉ định kỳ, nghỉ cuối tuần, hay nghỉ lễ
5. Tôi phải làm việc trong môi trường ẩm ướt
6.Tôi không được trả thêm tiền làm việc ngoài giờ hay tăng ca
7. Tôi phải làm việc trong môi trường tối tăm với hệ thống thông gió rất kém
8. Tôi phải làm việc trong nhiệt độ cao
9. Tôi dễ bị tiếp xúc với những căn bệnh truyền nhiễm

Và đây là phản hồi của phòng Quản lý nhân sự: Sau khi xem xét đơn yêu cầu cũng như những lý lẽ anh đã nêu, hội đồng quản trị đã từ chối yêu cầu của anh với những lý do như sau:

1. Anh không làm việc suốt 8 tiếng
2. Anh ngủ trong giờ làm việc, cho dù là làm xong việc 1 cách sơ sài
3. Anh không luôn nghe theo lệnh của ban điều hành
4. Anh không chịu ở yên tại vị trí được giao mà lại hay ghé thăm những khu vực khác
5. Anh thường hay nghỉ không theo lịch phân công
6. Anh không bao giờ chịu chủ động trong công việc - anh luôn cần được tạo áp lực và kích thích rồi mới chịu bắt đầu làm việc
7. Anh để nơi làm việc của mình rất bừa bộn vào cuối ca
8. Anh không luôn tuân theo những biện pháp "An toàn lao động", ví dụ như không mặc đồ bảo hộ lao động.
9. Anh không thích làm việc tăng ca
10. Đôi khi anh bỏ vị trí được giao trước khi hoàn thành xong công việc
11. Và nếu như tất cả những điều trên còn chưa đủ thì chúng tôi xin nói thêm là anh đã thường xuyên bị nhìn thấy ra vào chỗ làm việc với 2 túi lớn rất khả nghi....

Kết luận: cả hai đều chưa được tăng lương, hè hè.

TRANH VUI CƯỜI

Sau một tuần làm việc mệt nhọc và căng thẳng, mời mọi người vui vẻ với những bức tranh và lời bình thơ tí toe này nhé !



Ở đây có một đì dây(DJ)
Chơi nhạc cực giỏi ngất ngây bao người



Này thì cái tội ngoại tình
Này thì cái tội linh tinh thích đào



Ở đây cắt tóc gội đầu
Xin đáp ứng đủ nhu cầu thời trang



Miệt mài kinh sử ôn thi
Chưa thành sĩ tử đã đi mất rồi



Vợ về chắc sẽ lại khen
Rửa xe tiết kiệm chồng em tuyệt vời



Cả đời mơ ước một lần
Được ôm em đúng cái phần eo thon



Buồn cười cho cái vòi này
Sao lại cứ chỉ, ơ hay, thật là



Mẹ xem con khỏe không nào
Con đội cả bố lên cao đây này



Bể bơi đắt quá nên anh
Tận dụng nước lũ nhà thành bể luôn



Ngoan nào, em bú sữa đi
Mẹ em đi vắng nhịn ti một ngày



Anh đang luyện trưởng thật chăm
Để về Bình Định anh thăm em nè

*



Muốn vào phây – búc tý coi
Thế mà nhiều kẻ cứ soi sau mình



Anh nào dám đọ cùng em
Vào đây đọ sức thi xem ai tài



Anh ngồi luyện chưởng riêng anh
Chân, tay mắt mũi luyện nhanh thành tài



Ti vi, bàn phím lắp vào
Thành quả máy tính đỉnh cao độc hàng



Nhìn xem có thấy giống không
Chân tay mũi miệng đuôi mông? Ổn rồi



Dao nhà đã gẫy cán rồi
Nên đành sử dụng răng thôi sao giờ



Ở đây có một cái hầm
Xe cộ cứ việc ầm ầm chạy qua



Ngôi sao giống tớ hay là
Tớ đang bắt chước như là ngôi sao



Cây thì cũng giống như người
Cũng phải có chỗ để cười mua vui



Chân em cùng với hộp quà
Giống nhau như thể cùng là chị em
Đóng vào thì đố ai xem
Mở ra thì khối người ghen, muốn thầm



Chào cô chiến sĩ oai phong
Tay tôi nó thế nhưng lòng sáng trong



Nước này tắm mát đã đời
Nước này chắc ở tận nơi đầu nguồn



Em nhìn rồi nhớ giúp anh
Cái quần như thế, màu xanh, size M



Ngoài hàng chát chít khổ ghê
Ở nhà chát chít thật phê quá chừng



Ở đây cao thật là cao
Có tin nóng hả? Thử vào xem luôn!









Năm anh em tớ góp phần
Chống gian, diệt ác, ướt quần tý thôi





“Aiphôn” chụp ảnh sao bằng
Điện thoại của tớ, nhe răng cười khì



Nàng đi để lại mình ta
Hàng ngày ra cửa ngắm hoa, ngắm trời



Chàng đem tặng tớ hoa hồng
Tớ cười sung sướng, kén chồng thích ghê



Thế kỷ 21 văn minh
Là phải dọn sạch của mình thải ra



Em bảo anh hãy đi vào
Nhưng anh còn tiếc trái đào lắm em




Với cặp đôi này thì đảm bảo chắc chắn sẽ có những tiếng cười nắc nẻ, vỡ bụng.
------------------------------

Sông Quê xin chúc mọi người những ngày cuối tuần vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và người thân nhé !

À ƠI....

1. Ở làng nọ, có người đàn bà nảy sinh tình ý với ông hàng xóm.

Gặp lúc chồng đi làm, chị
chàng nằm võng ru con và ca ghẹo rằng:

“À ơi…

Hôm nay nhà tớ đi cày,

Có sang làm cái… ban ngày, thì sang.

À ơi…”

Được lời như cởi tấm lòng,
người đàn ông nhà bên đang bế con cho vợ đi chợ vắng nhà vội trả lời:

“À ơi…

Tình tang tích tịch tình tang,

Ờ, tớ ru con tớ, tớ sang bây giờ.

À ơi…”

Khi con thiu thiu ngủ, anh lật
đật chạy sang vui vầy cùng chị chàng. Đang lúc hai người quấn quít nồng thắm,
ai dè người chồng dắt trâu về nhà. Anh nhân tình vội úp ngược cái bồ đựng khoai
ở góc nhà lên, rồi rúc vào đó để trốn. Chị chủ nhà thì nằm võng ôm con. Thấy
chồng còn lúi húi rửa chân ngoài giếng, chị bèn ru bâng quơ:

“À ơi…

Có ra, thì ra lúc này,

Không ra, thì chết cả mày lẫn tao.

À ơi…”

Anh hàng xóm vội lật bồ, vạch
bờ giậu lủi về nhà, may mà thoát. Ngày hôm sau, người chồng đánh trâu ra đồng
cày nốt thửa ruộng. Ở nhà, chị chàng vẫn còn ham làm lại cái việc dở dang hôm
qua, vừa nựng con vừa ca rằng:

“À ơi…

Hôm nay nhà tớ lại đi cày,

Có sang làm cái í a… ban ngày, thì sang.

À ơi…”

Anh
nhân tình vẫn còn sợ chuyện hôm trước, nên hát vọng sang:

“À ơi…

Thôi thôi, tôi xin lạy cô,

Lẽ ra tôi chết trong bồ khoai lang,

À ơi….”

2. Đang đi dạo trong công viên, ngắm trời đất, hoa cỏ. Đang chìm đắm trong bài hát về tình yêu lãng mạn, bỗng một cô gái đến và nói thỏ thẻ vào tai anh chàng này:

- Thưa anh! Anh có biết rằng tivi của anh đang bật không? Không hiểu ý của cô gái, nhưng khi tình cờ nhìn xuống thì anh ta thấy khoá quần của mình đang mở toang hoác. Ngượng lắm! Anh ta quyết định trêu lại cô gái kia một phen.

Tiến lại gần cô gái, anh ta liền nói:

- Tivi của tôi đang chiếu cảnh chiến tranh, cô có thấy trong trại lính có một anh lính đang đứng rất nghiêm trong đó không?

Cô gái nhanh trí đáp:

- Chắc là bây giờ anh ta mới đứng nghiêm, chứ lúc nãy tôi thấy anh ta đứng ủ rũ, khuôn mặt thì nhăn nhó, thương tích đầy mình. Nói chung là trông rất già nua.

- !!!!!

3. Một bữa nọ, các bộ phận trong cơ thể ông già họp nhau lại
Quả tim lên tiếng: "Tôi đã làm việc 24/7 trong suốt bảy mươi mấy năm trời mệt quá
rồi. Xin quý vị cho phép tui về hưu"
Mấy bộ phận khác vội lên tiếng
"Đâu có được, anh mà nghỉ là tụi tui chết cả nút đấy"
Đến lượt phổi lên tiếng "Tui cũng đã mệt mỏi quá rồi, ông già hút thuốc mấy chục năm
nay không chịu bỏ. Thôi xin phép cho tui về hưu"
Tức thì các cơ quan khác lại nhau nhau phản đối. Còn đang tranh cãi thì lại có kẻ đòi về hưu. Tức mình não gắt lên "Lại thằng nào đòi nghỉ làm việc nữa, đứng lên xem nào!"
Một giọng uể oải cất lên "Mẹ kiếp, ông mà đứng lên được thì cần đếch gì mà về hưu"

4. Trong lúc
bác sỹ đang bận kê đơn thuốc, cô y tá trẻ xinh đẹp cứ nhìn “cái ấy”, bé gần
bằng ngón tay út, của một chàng trai lúc này đang nuy 100% để khám và cười khúc
khích…Bệnh nhân ngượng quá quát tướng lên:

- Cười cái gì mà cười? Nó bị sưng lên như thế này 3 ngày hôm nay rồi đấy.
-?!?

VÌ SAO TÔI ĐỘC THÂN


Thấy người ta có đôi có cặp mà thèm, bởi tôi đã ngao ngán cái cảnh phòng không bóng chiếc lắm rồi. Phải lấy vợ thôi. Với quyết tâm cao độ, tôi mạnh dạn bước vào trung tâm môi giới hôn nhân.

Người tiếp đón tôi là một cô nhân viên trẻ, xinh tệ. Ân cần nhìn tôi từ đầu đến chân, cô ta bảo:

- Xin mời anh sang phòng bên cạnh. Ở đó có hai cái cửa, anh hãy đọc kỹ tấm biển trên cửa, rồi vào cửa nào mà anh thích.

Tôi bước vào. Đúng là có hai cái cửa thật. Một cửa có tấm biển “Vợ chung sống suốt đời”, tấm biển ở cửa thứ hai “Vợ sẵn sàng ly dị”. Ủa? Chẳng lẽ cưới xong rồi tan đàn sẻ nghé? Tôi chả dại, thế là tôi đẩy cánh cửa thứ nhất để bước vào. Quái! Vào trong đó tôi lại thấy có hai cánh cửa khác nữa. Cánh cửa thứ nhất ghi dòng chữ “Chưa một lần lên xe hoa”; cửa thứ hai ghi “Đã nhiều lần ly dị”. Chỉ có thằng ngốc mới bước vào cánh thứ hai. Đẩy cánh cửa thứ nhất bước vào, tôi lại thấy có hai cánh cửa khác. Cánh cửa thứ nhất ghi “Đẹp như hoa hậu”; cánh cửa thứ hai ghi “Xinh như Thị Nở”. À! Thị Nở chỉ dành cho Chí Phèo. Tôi bèn đẩy cánh cửa thứ nhất bước vào.

Lạy chúa, ở đó lại có hai cánh cửa khác nữa! Cánh cửa thứ nhất ghi “Rất đông anh em”, cánh cửa thứ hai ghi “Chỉ có một mình”. Chẳng ai ngốc đến độ cưới một cô gái mà phải nai lưng ra nuôi cả anh chị em của cô ta? Tôi nghĩ thế, và hùng dũng đẩy cánh cửa thứ hai. Trời đất, vào đó, tôi lại thấy hai cửa nữa. Cánh cửa thứ nhất ghi “Công dung ngôn hạnh tuyệt vời”, cánh cửa thứ hai ghi “Bài bạc số dzách!”. Cũng như mọi người đàn ông thông minh khác, tôi đẩy cánh cửa thứ nhất và bước vào. Hỡi ôi! Lần này cũng có hai cánh cửa nữa. Một cánh cửa thứ nhất ghi “Giàu nứt đố đổ vách”, cánh cửa thứ hai ghi “Nợ như chúa Chổm”.

Trời! Không kiềm được lòng mình, tôi vội lao vào cánh cửa thứ nhất và nghĩ rằng phen này mình đổi đời vì cưới được cô vợ vừa đảm đang “trên cả tuyệt vời” và nhất là vừa giàu sụ. Tôi mở toang cửa ra thì thấy mình đang… ở ngoài phố! Cô nhân viên mà tôi gặp ban đầu lúc vào đây đã cười mỉm chi chào tôi và cúi gập người kính cẩn đưa cho tôi một gói giấy màu hồng, dặn:

- Về nhà anh hãy mở gói này.

Cái gì đây? Tôi hồi hộp quá. Chỉ đi được vài bước, tôi mở luôn. Trong gói có một tấm gương nhỏ và một mảnh giấy có dòng chữ: “Để chọn được người vợ tuyệt vời như thế, xin mời bạn hãy tự soi gương xem mình như thế nào đã! Chúc may mắn!”.




THƠ BÚT TRE


NHỚ CỤ BÚT TRE

Người ta bảo: "Thơ hay là thơ dễ thuộc". Thơ Bút Tre có rất nhiều người thuộc, vậy có phải là thơ hay không? Anh có bình luận gì về ông Bút Tre và thơ Bút Tre.?

LÊ KỲ
(Hà Nội)

TRẦN ĐĂNG KHOA

Thơ hay tất nhiên sẽ có nhiều người thuộc là lưu truyền. Nhưng thơ dễ thuộc và được nhiều người thuộc cũng chưa chắc đã là thơ hay. Tôi thuộc thơ, thường chỉ đọc một lần là thuộc ngay. Loại thơ ấy thường ở hai thái cực. Hoặc là cực hay và hoặc là cực dở. Thơ Bút Tre không nằm ở hai dạng này. Phải xếp Bút Tre vào một chiếu riêng. Đó là một dòng thơ dân gian. Đọc là cười. Nhưng Bút Tre lại là con người có thực. Tên thật của ông là Đặng Văn Đăng (1910-1987). Ông từng nhiều năm làm Trưởng ty Văn hoá tỉnh Phú Thọ. Đó là một cán bộ tận tuỵ, được nhân dân tin cậy yêu mến. Ông đã có công ghi lại câu nói bất hủ của Bác Hồ ở Đền Hùng: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Những lúc rỗi rãi, xuống cơ sở, ông hay làm thơ. Thơ ông thường nệ theo vần. Và muốn giữ vần, để thật có vần, nhiều khi ông phải bẻ câu, bóp chữ, thậm chí là cưỡng chữ, miễn là làm sao nhét cho vừa cái khuôn vần. Chính vì thế mà con chữ hoá dị dạng, nhiều khi biến cả nghĩa, tạo thành tiếng cười thật vui vẻ. Việc làm của Bút Tre vô tình đã khởi nguồn một dòng thơ ca dân gian hiện đại. Những bài hay nhất, buồn cười nhất lại thường của Bút Tre rởm. Đó là các thi sĩ thứ thiệt nhại theo giọng Bút Tre. Dòng thơ này càng ngày càng lớn và rất phong phú. Gần đây, đến Tam Đảo, tôi lại được nghe dân chúng truyền nhau bài thơ mới của Bút Tre viết về khu nghỉ mát này. Nhưng truy ra thì hoá thơ thi sĩ nổi tiếng Trần Lê Văn: Không đi không biết Tam Đao (Tam Đảo). Đi thì chẳng biết chỗ nào mà ngu (ngủ). Một giường nó nhét hai cu (hai cụ). Thôi thì cố chịu đến chu nhật về (chủ nhật)....

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Sơn bảo: Ngay từ bây giờ, Sở Văn hoá Phú Thọ có thể đề nghị Nhà nước công nhận mấy gian nhà giản dị và ngôi mộ cụ Bút Tre là Di tích Văn hoá được rồi. Bút Tre là một tác giả văn học, một hiện tượng càng lùi xa càng lớn. Còn anh thì nghĩ sao?HOÀNG VĂN HOÀ
(Thanh Hoá)

TRẦN ĐĂNG KHOA

Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Sơn nói điều đó khi bàn về truyện Trạng Quỳnh. Chúng ta đã từng công nhận khu nhà thờ cụ Cống Quỳnh là Di tích Văn hoá vì ông cụ có thể là khởi nguồn của truyện dân gian Trạng Quỳnh thì cũng có thể ghi nhận sự khởi nguồn dòng thơ ca dân gian của cụ Bút Tre. Vì chí ít, Bút Tre cũng đã tạo ra cả một trường phái thơ, thu hút được rất nhiều đồ đệ, trong đó có cả những nhà thơ rất lớn. Tôi xin đơn cử một loạt câu thơ sau đây. Xin lưu ý, đây toàn là thơ của các nhà thơ rất nổi tiếng in trên những tờ báo sang trọng: "Công nhân họ hát họ ca. Công trường đâu phải chỉ là ca xoang. Đấy là một việc khó hơn. Trái tim anh thợ là cơn vui vầy. Là hội mở thắm hây hây. Công trường đâu phải chỉ đầy hội vui. Công trường cũng chẳng bùi như hát. Anh thợ nề là bác kiên gan...". Và đây nữa: "Bây giờ mẹ hiểu Xô Liên. Cái liềm bên ấy giống liềm bên ta. (Khiếp! Liềm thì ở đâu mà chẳng giống nhau. Liềm nội, liềm ngoại thì cũng đều thế cả!) Bây giờ mẹ mới hiểu ra. Tây cai là giặc, tây Nga là mình...". Còn đây nữa, một nhà thơ lớn đã miêu tả một người lính chiến đấu dũng cảm: "Anh ngã xuống, lưng dựa vào vách đá. Phút hy sinh, tay vẫn nắm chặt cò...". Cò là cò súng đấy nhé. Xin bạn đọc chớ hiểu lầm kẻo rồi lại oan cho cụ Bút Tre....

(Sưu tầm hỏi xoáy đáp xoay thần đồng thơ Trần Đăng Khoa)

P/S: Sưu tầm một số câu thơ Bút Tre mọi người giải trí nhé:

Chồng người du kích sông Lô
Chồng em ngồi bếp nướng ngô cháy quần

Quê hương tôi đẹp tuyệt vời
Ở dưới có nước trên trời có mây
Xin mời các bạn về đây
Để thăm quê tớ mỗi ngày một sang
Con đò dịch đít sang ngang
Xa xa có một cái làng thò ra
Đằng kia là một vườn na
Đằng này thì có mấy bà chổng mông
Cấy lúa cao sản ngoài đồng
Đến mùa thu hoạch nhà nông vui cười
Quê tôi thế đấy bạn ơi
Nhờ có đổi mới nên đời thêm xuân
Con gái giờ chẳng mặc quần...
Mà mặc váy ngắn hở chân hở đùi
Ngày hội mới thật là vui...

Chợ Đồng Xuân có tiếng đồn
Có chị bán trứng vịt lộn rất to

Bướm đồng động đến thì bay
Bướm nhà động đến lăn quay ra giường

Chim đồng bóp cái chết ngay
Chim nhà mà bóp càng ngày càng to

Mời anh vào quán kara-
OK em đã mở ra sẵn sàng

Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai gái ngồi hơ quần đùi

Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này

Chị em du kích tài thay
Bắn tàu bay Mỹ rơi ngay cửa (nhà) mình

Hoan hô đồng chí Phạm Tuân
Bay vào vũ trụ một tuần về ngay

Khoa học thời đại lên cao
Anh Ga ga rỉn bay vào vũ tru

Mấy em mặc váy đánh cầu
lông bay phấp phới trên đầu các anh

Còn em em vẫn ở nhà
Cửa (nhà) mình em mở người ra kẻ vào

Tiễn anh lên bến ô tô
Đêm về em khóc ... tồ tồ cả đêm"

Hoan hô cục trưởng Hà Đăng
Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa

Hoan hô anh La Văn Cầu
Cánh tay bị đứt nhưng đầu vẫn nguyên

Phụ nữ thường rất hay lươi (lười)
Riêng em anh thấy là người cần... cu (cù).

Bắc Ninh có cậu Nguyễn-Trùng-
-Dương, vật khỏe quá cả vùng thất kinh

Ngọt ngào bóc múi em ra
Mời nhau cặp bưởi, chút quà Hùng Đoan

Ta đi bầu cử tự do
Chọn người xứng đáng mà cho vào hòm

Nhớ quê ra đứng đỉnh đèo
Bỗng đâu thấy một chú mèo gâu gâu

Bà con toàn thể xã ta
Ðồng tâm phấn khởi giồng cà dái dê
Dái dê to mập dài ghê
Năm sau ta cứ dái dê ta trồng

Anh đi công tác Plây
Cu dài dằng dặc biết ngày nào vê
Họp xong anh ghé buôn mê
Thuột xong một cái thì về với em

Hoan hộ đại tướng Võ Nguyên
Giáp ta thắng trận Ðiện Biên trở về

Ở trong hang đá đi ra
Vươn vai một cái rồi ta đi vào

Chưa đi chưa biết Ðồ Sơn
Ði về mới biết chẳng hơn đồ nhà
Ðồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là ðồ thật hơn là Ðồ Sơn

Bốn ông chung một đĩa lòng
lợn ngồi chễm chệ với thùng bia to

Chị em phụ nữ chơi cầu
Lông bay vùn vụt..qua đầu thanh niên

Hôm nay học cả một buôi
Ăn một quả chuối gọi là tĩnh dương (tĩnh dưỡng) -> bótay

Hôm qua em đến đồi Lê
-Nin ngồi đợi mãi, đành về lại ky
Túc xá buồn, em xem Nhi
Cu-lin diễn để vơi đi nỗi buồn

Hôm qua học tập chính tri (chính trị)
Cán bộ ngồi ỳ, chẳng chịu phát biêu (phát biểu)
Cơm ăn chẳng được bao nhiêu
Đảng uỷ lại bắt phát biêu cả buồi (cả buổi)

Quê Hương thi sĩ Phú Thò(Thọ)
Chè xanh , cọ biếc , mập to trái chuồi ( chuối)
Lòng còn nhớ mãi cái buôi ( buổi)
Đầu làm phân bắc, chăn nuồi đàn bo
Cu Ba lông mượt giống to
Cách màng văn hoá đất tô lại càng...

Không vô không biết bút tre
Vô rồi mới biết muốn tè ra ngay
Chưa ăn chưa biết cu đơ
Ăn rùi mới biết nó đờ cu ra

Ba bà đi chợ cầu đông
Vừa đi vừa nhổ lông....mày ra xem

có 2 anh chị đi chơi
bỗng đâu hòn đá nó rơi vào đầu
gọi bác sĩ thì còn lâu
sẵn đây tôi có hộp dầu con hô (hổ)
lại thêm 1 ít thuốc bô (bổ)
tôi hoà 2 thứ tôi đô (đổ) vào mồm

Hoan hô các cụ trồng cây
Mười cây chết chín một cây gật gù
Chúng mày có mắt như mù
Mười cây chết cả gật gù ở đâu?

Anh đi công tác Sông Đà
Vướng phải tai nạn ở phà sông Gianh
Tay chân thì vẫn nguyên lành
"Cần tăng dân số" tan tành khói mây ...

Anh đi lên tận huyện Mường
Tè xong một cái, thẳng đường Plây
Cu anh lặn lội đêm ngày
Gặp đồng bào Thượng rồi quay trở về

Rủ nhau lên núi đi cầu
Nguyện cho bè bạn vừa giầu vừa sang


CÂU CHUYỆN LÒNG NGƯỜI


CÂU CHUYỆN LÒNG NGƯỜI

Chuyện xưa kể rằng, có một đạo sĩ nổi tiếng thần thông, trong một lần ngao du sơn thuỷ, thấy một phụ nữ đang quỳ bên một ngôi mộ mới, vừa khóc vừa quạt. Lấy làm lạ, đạo sĩ đến hỏi sự tình. Mới hay rằng, người dưới mộ là người chồng vừa khuất của thiếu phụ.

Ngán thay, trước khi chết có trăng trối lại rằng đến khi mộ khô thì người vợ trẻ hãy tái giá. Người thiếu phụ vì thế mới ở đây, quạt cho mộ nhanh khô. Người đạo sĩ động lòng, mới hoá phép giúp cho thiếu phụ, ngôi mộ thoắt cái đã khô như những ngôi mộ cũ. Người thiếu phụ vui vẻ cảm ơn đạo sĩ để về nhà, nơi người tình mới của mình mong đợi.

Người đạo sĩ về nhà, đem chuyện kể với vợ của mình. Vợ của đạo sĩ chê cười người đàn bà kia thật bạc tình. Được một thời gian, bỗng dưng người đạo sĩ mắc phải bạo bệnh, liệt giường và tạ thế. Trước khi nhắm mắt mới trăng trối lại rằng hãy giữ quan tài đủ bảy bảy bốn chín ngày rồi hãy an táng. Người vợ khóc vâng lời.

Một ngày kia, có một người xưng là học trò đến xin ở lại chịu tang người đạo sĩ. Dung mạo người học trò thật khôi ngô tuấn tú. Thế rồi, chỉ ba ngày sau, người vợ đạo sĩ đã ăn nằm với người học trò.

Được bảy ngày sau, người học trò lăn ra ốm. Bệnh ngày một nặng. Mới nói với người vợ đạo sĩ rằng, ta mắc phải bạo bệnh, chỉ có ăn óc người mới khỏi được. Người vợ liền lấy vồ, bật nắp quan tài định đập vỡ đầu xác chết để lấy óc cho nhân tình ăn.

Nào ngờ, vừa bật nắp quan tài thì vị đạo sĩ tỉnh lại. Người thiếu phụ quay lại thì chàng trai trẻ đã biến mất tự khi nào. Mới hay, đó là do phép thuật phân thân của người đạo sĩ cao tay. Người vợ xấu hổ quá, mới tự tử mà chết.

Người đạo sĩ đó là Trang Chu (còn gọi là Trang Tử), cũng là một hiền triết của phương Đông chúng ta. Câu chuyện đó, câu chuyện “vợ thầy Trang Chu” lưu truyền gần hai nghìn năm để chê cười cái gọi là “lòng dạ đàn bà”.

Ngày nay, lại có chuyện anh đảng viên nọ sau khi “hoàn thành kế hoạch” (hai con), mới giấu vợ đi đình sản. Người vợ thì lại muốn sinh thêm con cho vui cửa vui nhà nên “tích cực cố gắng” mà mãi không thấy “kết quả”. Người chồng vẫn giấu vợ, thậm chí bởi vì cái khoản đình sản kia không ảnh hưởng đến khả năng đàn ông của anh, nên anh lại còn làm ra vẻ hăng hái “phụ giúp” vợ mình.

Thế rồi, một hôm người vợ vui vẻ thông báo những “nỗ lực cố gắng” của hai vợ chồng đã có “kết quả tốt đẹp”, cô đã có thai ba tháng. Choáng váng, nhưng người chồng giấu đi để đi “kiểm định lại”. Kết quả biểu đồ của anh là 0%. Cuộc tiểu phẫu đình sản đã thành công tốt đẹp.

Ấy, cái câu chuyện thời nay cũng đang nói đến cái lòng dạ con người…

Lại có người lấy email giả, để chính mình chat và “thử lòng” người chồng mà mình hết mực thương yêu. Để đến khi anh ta trở nên lạnh nhạt tình cảm vì cho rằng người vợ thiếu tin tưởng tình yêu của mình. Rồi lấy bạn gái của mình để thử chồng, và rước đau khổ vào mình khi người chồng chẳng “trước sau như một”.

Còn bao nhiêu câu chuyện trớ trêu nữa mới đủ để chúng ta hiểu rằng, lòng người ta là giấy, chứ nào đâu phải vàng đá… Vì là giấy, nên sao ta cứ nghĩ là vàng để đem đi thử lửa? Đến lúc cháy mất rồi lại thất vọng lòng dạ bạc đen? Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy, nên cái cần và nên làm là chúng ta phải nâng niu, giữ gìn cho nhau để tránh khỏi nắng mưa của cuộc đời?

Sao ta không hiểu rằng, bởi là giấy nên đẹp xấu là do ta vẽ nên, tốt lành là do ta viết nên mà thù hận cũng là ta đặt bút. Sao ta không viết lời hay, vẽ lấy bức tranh yên bình để xây dựng, gìn giữ cái hạnh phúc mong manh của gia đình?

Tôi chẳng cho cách làm của thầy Trang Chu là hay, tôi chẳng cho người đảng viên kia là không có lỗi. Tôi cũng chẳng ủng hộ việc thử lòng của các chị thời nay với email và các phương tiện khác. Thời gian thì trôi đi, nhưng lòng người thì vẫn vậy thôi, vẫn là giấy. Mà đá cũng mòn, vàng cũng phai, huống hồ là giấy…

Người ta, cùng là một người, sao có lúc nhân từ đáng yêu, lại có lúc cay nghiệt thế? Ấy bởi ai cũng có hai mặt tốt xấu trắng đen lẫn lộn.

Là những người thề non hẹn biển với nhau, cam kết gắn bó với nhau để xây dựng tổ ấm của mình, tôi thiết nghĩ việc nên làm là mang cái mặt tốt ra để đối đãi với nhau. Lấy mặt trắng mà đối đãi với nhau (phu phụ tương kính như tân – vợ chồng kính nhau như khi còn mới). Đó mới là cái kế vạn toàn. Chứ nếu cứ mang cái mặt trái để đối đãi với nhau, mang cái xấu để dành cho nhau, như thế thì đồng sàng mà dị mộng, người hiền lành mà đối xử với nhau như trộm cướp. Cái đó gần với sự tan vỡ lắm.

Ai ơi, nếu còn thương nhau, chớ có thử lòng nhau. Và hãy hiểu, lòng con người là giấy. Ai không động lòng trước một cử chỉ ân cần? Ai vô cảm bởi một lời khen? Ai vắng nhau lâu ngày mà không hề ham muốn? Chẳng phải lòng mình cũng vậy ư?

Vậy nên, nâng niu bao nhiêu vẫn chưa đủ. Một chút nghi kỵ đã là thừa.

THÁNG NĂM VÀ EM


Một chiều đầu hè, ta trở lại nơi mà ngày xưa hai đứa từng có với nhau biết bao kỷ niệm. 
Cảnh cũ còn đây nhưng người thì xa mãi. Tôi đi tìm em... chứ em ở nơi đâu?

TỰ TÌNH THÁNG NĂM



Chẳng còn gì, hết cả đúng không em?
Bao hờn giận, nhớ nhung thành kỷ niệm

Cổ tích ngày xa, cọng rơm vàng lưu luyến

Ánh trăng chiều ngấn ướt một miền mưa.

Câu hát bâng quơ, em hát ngày xưa

Ai vu vơ thầm gieo vào nỗi nhớ

Mối tình đầu tiên cả quãng đời trăn trở

"Hạ thong dong trên phố tự bao giờ?"

Góc phố thân quen, anh còn đứng ngẩn ngơ

Mùa hạ đã mang em đi mất

Hoa phượng nở, rực mối tình chân thật

Đàn chim bay xa mỏ cắp theo mùa.

Năm tháng rộng dài, day dứt, ngẩn ngơ

Những tưởng ngày xưa mình xem nhau hơn bạn

Câu gán ghép vui chẳng bao giờ hoá thật

Em còn giữ trong lòng hay đã lãng quên?

Một chiều hè về thăm lại lớp xưa

Bức tường vôi đã bạc màu năm tháng

Chân vội bước tìm em trong yên lặng

Tiếng chuông ngân hay tiếng trống tan trường...?

(Minh Trường)

THÁNG BA NGÀY TÁM




(Đọc lại bài thơ “Tháng ba” của tác giả Trần Quang Quý) Tháng ba - cái tháng vẫn dường như còn ám ảnh trong tâm thức người Việt từ bao đời nay là tháng của lam lũ, của cái đói, cái nghèo. Nữ thi sĩ trẻ Bình Nguyên Trang có lần đã viết:

Năm ấy mẹ sinh em mùa đói
Tháng ba nhọc nhằn, hoa gạo rụng hố vôi

Hẳn là không còn nghi ngờ gì nữa, tháng ba trở thành nỗi khắc khoải với mỗi người nông dân đất Việt; và vượt lên trên hiện thực, nó còn là nguồn cảm hứng, là sự trăn trở của bao tài năng thi ca. Mở đầu thi phẩm “Tháng ba” nhà thơ Trần Quang Quý hạ bút:

Tháng ba
Có người vợ cãi chồng - có người chồng bỏ nhà đi viễn xứ
Tháng ba khát mong - tháng ba dài nhớ
Hoa xoan đánh rơi - tím ngõ quê

Đằm thắm và chở nặng suy tư, lời thơ buông ra khiến ta như hẫng hụt khi cảm nhận từ câu chữ một sự rạn nứt trong tình cảm vợ chồng - chia lìa xa cách. Để rồi, với ý nghĩa như vậy, tháng ba trong tâm thức ai kia lại là nỗi “khát mong - dài nhớ” đến khôn nguôi trước bước đi của thời gian. Tháng ba tràn trề khắc khoải, tháng ba thấm đẫm nhớ mong như sắc màu của hoa xoan nhuộm tím quê nhà.

Trần Quang Quý với tâm hồn nhạy cảm, với cái nhìn tinh tế, ngay từ đầu bài thơ đã khơi gợi lại, đánh thức dậy trong tâm tư độc giả những hoài niệm về tháng ba. Mạch thơ tiếp tục chảy, như dạt dào hơn, khắc khoải hơn và cũng gần gũi hơn.

Tháng ba

Ai qua đồng nghe lúa khát mưa

Ai qua chợ nghe rỗng lòng thúng mủng

Ai qua ngõ nghe bước chân nhẹ bỗng

Chim sẻ bay nháo nhác đợi mùa

Tháng ba bỗng trở nên vô cùng sinh động khi được khắc họa qua những hình ảnh cụ thể. Thiên nhiên, cảnh vật tháng ba chợt ùa về trên trang thơ Trần Quang Quý; để rồi đọng lại trong tâm trí độc giả dòng xúc cảm xót xa. Tháng ba... Ta chòng chành bởi bước chân nhẹ bẫng khi qua đồng “nghe lúa khát mưa”, qua chợ “nghe rỗng lòng thúng mủng”. Một thoáng hương quê gọi về, nhưng sao buồn lòng là vậy, khi tất cả những gì thiếu thốn nhất đều hiện diện. Hình ảnh “chim sẻ bay nháo nhác gọi mùa” khép lại khổ thơ như thả vào không gian một tiếng thở dài.




Hoa ban tím - Ảnh: Bùi Tuấn
Nhưng hình như, ở những câu thơ trên, độc giả chưa thấy được sức ám ảnh ghê gớm của cái đói, cái nghèo. Chỉ đến đoạn thơ tiếp theo, thì nhà thơ không còn che giấu. Chúng ta vẫn thường nói “tháng ba ngày tám” là để nhấn mạnh sức gợi mãnh liệt của tháng nhọc nhằn; thì đến đây, chẳng thể nghi ngờ gì nữa:

Tháng ba
Ta về - em bắt ốc mò cua
Gặp ta thẹn thùng giấu mặt
Chiếc nón vờ lật gió
Bước chân đi nghiêng ngả cánh đồng

Nếu như ở những câu thơ trên, các tín hiệu nghệ thuật từ thiên nhiên, cảnh vật, đất trời (hoa xoan tím, chim chóc nháo nhác bay, lúa khát mưa...) đã đủ để gợi lên cả một miền nội tâm sâu thẳm, đủ để gọi về trong ký ức những dấu ấn của cái đói cái nghèo; thì đến đây, sự xuất hiện con người trong dáng vẻ “mò cua bắt ốc” càng in đậm thêm, nhấn sâu thêm chạm vào đến tận cùng của tháng đói, tháng nghèo, tháng nhọc nhằn - lam lũ. Tháng ba... “ta” ngả nghiêng trong bước chân tìm về kỷ niệm. Và ta gặp em! Em với khuôn mặt “thẹn thùng”, trong chiếc nón vờ lật gió đã làm “ta” xao xác lòng. Cả cảnh vật, cả thiên nhiên, cả đất trời và con người như bị khuất chìm đi trong cái đói, cái rét, cái lạnh của tháng ba. Tháng ba... “ta” còn nhận thấy những trống trải trong ánh mắt cha, những day dứt trong tâm hồn mẹ. Họ đã đi qua thời gian một cách lặng lẽ, âm thầm:

Tháng ba
Cha về hưu bán nước bờ sông
Nghe gió thổi vù vù ngang sợi tóc
Mẹ bế cháu mong ngày sắp hết
Đêm một mình nhẩm một đời không

Vô hình chung, tháng ba còn là tháng gắn với sự trải nghiệm của lớp người đã đi qua tuổi thanh xuân - đã chứng kiến bao tháng ba đến rồi lại đi – cũng là bao biến thiên, dâu bể, buồn vui của đời người...

Vậy là, chảy suốt mạch ngầm thi phẩm, tháng ba giúp độc giả hình dung ra được tất cả những gì đặc trưng nhất của một khoảnh khắc trong bước đi liên tục của thời gian - tháng ba. Khép lại bài thơ, Trần Quang Quý có một sự liên tưởng, một sự đối sánh độc đáo giữa hai miền: nông thôn và thành thị. Qua đó, như càng nhắc nhở mỗi con người đất Việt, dẫu ở nơi đâu, đừng bao giờ vô tâm, đừng bao giờ lãng quên một dáng thôn quê - một thoáng Việt Nam nhọc nhằn, lam lũ:

Tháng ba
của nông thôn
Tháng ba
tràn sang phố
gặp những ngọn đèn tuýp xanh nhảy múa
Ta ngoái lại suốt một thời cỏ dại

Vâng! Tháng Ba Việt Nam vốn đặc trưng bởi những cảnh vật, thiên nhiên, con người nơi làng quê thôn dã “tháng ba/ của nông thôn”. Nhưng thực chất, không gian chốn thị thành trong chiều sâu của nó, vẫn có dáng dấp của tháng ba. Bởi họ là những con người (rất nhiều người trong số ấy) trước đó cũng ra đi từ luỹ tre làng. Với gốc rễ như vậy, cư dân cả hai bộ phận (nông thôn và thành phố) nhìn bề ngoài tưởng như là một sự đối lập nhau, nhưng đều gặp nhau tại dòng chảy văn hoá Việt. Bởi người viết bài này, tin chắc rằng nếu có ai đó đi giữa chốn thị thành, bỗng chốc gặp lại những tín hiệu giữa đất trời tháng ba giá rét) không ai là không khắc khoải một nỗi niềm rưng rưng xúc động. Mỗi người sẽ gặp nhau ở cách cảm, cách nghĩ suy - Khi lòng đối diện với lòng - Khi vẫn thấy đâu đây “hồn xưa” của đất nước.

Những dấu ấn của tháng ba, vẫn còn theo suốt trong tâm thức chúng ta, như nhắc ta về cội nguồn. Tháng ba! Nhà thơ “ngoái lại” và tất cả độc giả cũng cùng nhà thơ “ngoái lại”. Bao nhiêu hoài niệm chợt ùa về...

(INTERNET)

Ừ , VALENTINE



Ừ, thì thôi.

Cũng chỉ là một Valentine buồn bã.
Ngửa mặt nhìn sắc trời đoán lá.
Rơi âm thầm nghe thật lạ mà quen…





Valentine
Em có nhớ gì không?
Thuở hò hẹn một chiều mưa giăng lối
Ngập ngừng muốn nói
Chỉ đôi lời mà sao chẳng thành câu?

Valentine
Vẫn cứ buồn
Khi một mình lang thang chiều vắng
Trên con đường gió lặng
Hỏi tại sao vệt nắng chóng tàn?

Valentine
Chất chứa những hoang mang
Đeo đẳng chút nhớ trong hơi tàn cố gượng
Những kỷ niệm
Viết vào tim
Những vết cứa mơ hồ!

Valentine
Vẫn chưa đến mà sao đi qua vội
Đôi lời chưa dám nói
Câu cười chưa hé nở vành môi
Sao vội trôi?

Ừ, thì thôi
Cũng chỉ là một Valentine buồn bã
Ngửa mặt nhìn sắc trời đoán lá
Rơi âm thầm nghe thật lạ mà quen...

TÌNH YÊU TUỔI GIÀ



Ngạn ngữ Pháp có câu rất thú vị : Tuổi trẻ yêu như điên, về già điên mới yêu. Nhà thơ Lép-Sép (Bungari) có lần phát biểu trong thơ : Với tuổi hai mươi, tình yêu là điều thường tình :

“ Nhưng yêu là chuyện ghê gớm,

Khi người ta đã bốn mươi …"

( Không khóc ).

Về phương diện nào đó, dường như thể tình yêu là một “đặc quyền, đặc lợi” của tuổi trẻ và thực khó chấp nhận ở tuổi già. Tuổi “già” có còn… yêu hay không? Tình yêu ấy như thế nào? Đây không phải là vấn đề “giật gân”, thiếu nghiêm túc. Thử đi tìm câu trả lời trong thơ. Thơ của những nhà thơ viết về tuổi trung niên và khi đã già …

“ Tình yêu không có tuổi,

Bạc đầu vẫn còn trai,

Dù vật dời sao đổi,

Tình yêu chẳng tàn phai”.

Với nhà thơ Diệp Minh Tuyền, tình yêu là thế đấy. Chẳng ai “già” cả khi yêu. Tự bản thân tình yêu đã chứa đựng sự bất tử. Nó thách thức quy luật thời gian và cái chết, có sức mạnh diệu kỳ đến độ Diệp Minh Tuyền chẳng ngần ngại “tuyên bố” : “Nếu phải yêu từ đầu , tôi sẵn sàng yêu lại !”. Thế nhưng dòng sông thời gian trôi, trạng thái cảm xúc – tâm trạng của con người không phải là bất biến. Những người mái đầu đã bạc chẳng thể “yêu” như chàng trai mười tám đôi mươi. Nhà thơ Chế Lan Viên đã nắm bắt được nét yêu riêng của tuổi già qua một bài thơ tình hóm hỉnh, thâm thúy :

“ Anh hái tặng em chùm hoa sắc trắng,

Nhưng khi yêu, anh yêu đỏ hoa hồng,

Tuổi năm mươi lòng yêu như lửa đỏ,

Nhưng bên ngoài vẫn cứ trắng như không”.

( Hoa trắng đỏ ).


Đó là tình yêu của những người đã từng trải cuộc đời, đi qua bao nỗi buồn vui trong cuộc sống; Vẫn thiết tha nồng thắm nhưng chín chắn đĩnh đạc không cuồng nhiệt, ào ạt và dễ “lộ” như tuổi trẻ. Thời gian đã hun đúc cho những người lớn tuổi một bề dầy kinh nghiệm sống. Và có thể cả kinh nghiệm… yêu chăng? Thực đáng sợ nếu như ai đó cố tình tích lũy cho mình một “kinh nghiệm” yêu. Trái tim chân chính không chấp nhận những cuộc thể nghiệm phiêu lưu tình ái. Tôi thích câu thơ Tế Hanh :

“ Tôi yêu, Tình yêu có kinh nghiệm gì đâu ?”

Ở độ tuổi cứng cỏi sự đời và thâm niên nghề nghiệp, nhiều nhà thơ đã có kinh nghiệm và điêu luyện hơn trong sáng tác, ngay cả với thơ tình. Nhưng đấy là nghiêng về mặt “kỹ thuật” thơ. Điều đáng qúy : Ta vẫn bắt gặp trong thơ những cảm xúc tình yêu tươi non, hồn nhiên và trẻ trung đến bất ngờ. Đây là nỗi bồn chồn rạo rực đến thẫn thờ của Tế Hanh trong buổi hò hẹn người yêu lúc nhà thơ đã ngoài… 60 tuổi :

“ Phố này anh đến tìm em,

Người qua lại tưởng anh tìm bóng cây”.

( Hà Nội vắng em )


Và đây nỗi nhớ thương mong chờ tha thiết của Xuân Diệu, vị “giáo chủ” thơ tình hiện đại Việt Nam lúc tròn 50 :

Lâu lắm em ơi tháng rưỡi rồi,

Sao nhiều xa cách thế, em ơi,

Sớm trông mặt đất thương xanh núi,

Chiều vọng chân mây nhớ tím trời.

( Lâu lắm em ơi ).

So với những bài thơ tình trước 1945, thơ tình “già” của Xuân Diệu không hề thua kém chút nào, nếu như không muốn nói hay hơn. Với nhiều nhà thơ khác cũng thế.

Từ lâu, trong khái niệm tình yêu của ta, chữ TÌNH thường gắn liền với chữ NGHĨA. Tuổi trẻ yêu vì “tình”. Người già có thêm cái “nghĩa”. Thơ tình của tuổi trẻ thường đắm say trong cảm giác yêu thương, phiêu diêu của cảm xúc, dễ quên người, quên đời. Thơ tình của tuổi già thấm đẫm hơn chất suy tư về tình yêu, cuộc sống, nặng nghĩa với người yêu, với đời:

Bát ngát lòng anh giữa trái đời,

Hai ta đôi hạt giữa nghìn đôi.

( Huy Cận )

Cảm ơn gạo ruộng cá đồng,

Thìa canh thổi húp, trái hồng bẻ trao,

Vị đời thơm ngọt biết bao,

Có em sẽ với chung vào cùng anh.

( Xuân Diệu ).

Cho nên, ta dễ hiểu vì sao các nhà thơ lớn tuổi thường hay viết về lòng chung thủy trong tình yêu. Bởi lẽ, đó là cái nghĩa lớn nhất của con người trong quan hệ luyến ái, chứa đựng một giá trị nhân bản lớn lao. Nhiều trang viết rất xúc động, tôi mến lời bộc bạch chân tình của Diệp Minh Tuyền về tình yêu của mình : “càng già càng tri kỷ”, “đôi tim nồng vẫn quấn quýt như sam”. Tôi qúy tấm lòng thủy chung gắn bó của nhà thơ Bê-ni-Uùc (Rumani) với người vợ thân thương :

Dù cái chết, cho dù cái chết,

Cũng không bao giờ có thể nhạt phai,

Tình hai ta rạng rỡ song đôi,

Như hai trang không rời trong quyển sách.

Và chính sự gắn bó keo sơn trăm năm bền chặt ấy đã đem đến cho con người một hạnh phúc đích thực trong tình yêu. Nhưng phải đâu tình yêu chỉ có niềm vui và hạnh phúc. Còn những mối tình tan vỡ, khổ đau. Ta bắt gặp niềm đau thương, tiếc nuối khi ngoái nhìn tháng năm tuổi trẻ trong thơ của nữ thi sĩ Bungari Di-mi-tơ-rô-va :

Đã qua rồi bao cơ hội được yêu,

Làm sao kéo về dầu chỉ một vầng trăng đã lặn …

( Tiếng cu gù )

Ta bắt gặp vết thương lòng thầm kín của thi hào Ấn Độ Ta-gor : ‘Môi em đăng đắng thơm ngon như hương rượu tôi uống đậm nồng đau khổ. Em là của riêng, của riêng tôi đang ngự trị trong giấc mộng cô đơn tôi hằng ấp ủ”. Và đây, xin các bạn hãy đọc những vần thơ cảm động của nhà thơ Lục Du (Trung Quốc) 75 tuổi, khóc người tình Đường Uyển :

Dứt mộng quê nhà bốn chục thu,

Thẩm Viên, liễu cỗi chẳng buông tơ,

Thân này sằp bón non Kê đó,

Giọt lệ còn tuôn, khóc dấu xưa.

( Thẩm Viên )

Đến năm 81 tuổi, ông lại viết tiếp hai bài thơ nữa khóc nàng, khi người tình ấy đã thành người thiên cổ hơn 50 năm.

Đấy, dầu hạnh phúc hay khổ đau, người ta vẫn yêu bền bỉ đến thế !

Gần 80, Gớt (Đức) vẫn yêu tha thiết nàng Unrickơ. Ngoài 60, A-ra-gông vẫn là một chàng Rô-mê-ô say đắm người tình En-xa… Và bao người nữa chẳng ai yêu “giả” cả.

Đâu là lý lẽ giải thích điều này ? Sự “hồi sinh” theo Y học chăng ? Với ta, đó là điều kỳ diệu của đời sống tình cảm con người, là sức mạnh nội tâm bất diệt, sức trẻ của những tâm hồn tha thiết yêu người, yêu đời và yêu cuộc sống.

Quả thực có một tình yêu ở tuổi già, một tình yêu với đầy đủ ý nghĩa trọn vẹn và lấp lánh vẻ đẹp riêng của nó. Tản mạn đôi điều ta đã thấy trong thơ …

MỪNG CHỊ MỪNG EM



Nhân ngày 20/10 Chúc chị em:
Trẻ trung như heo sữa,
Bốc lửa như heo hơi,
Chịu chơi như heo nái,
Hăng hái như heo con,
Sắc son như heo đất,
Đủ chất như ..heo thịt!
Tươi vui như heo cắn,
đỏ đắn như heo lai,
sức dai như… heo nọc,
xốc vác như heo rừng,
bừng bừng như… heo quay

Xin chúc toàn thể chị em phụ nữ dù thất bại hay thành công, dù lông bông hay đang làm việc, đang ăn tiệc hay ở nhà,dù già hay trẻ, dù đang sắp đẻ hay chưa có chồng, dù là rồng hay là tôm ,đang bia ôm hay trà đá, hút thuốc... lá hay là không, dù có công hay có tội, dù bơi lội hay karate, dù đi xe hay đi bộ...ngày 20/10 vui vẻ hạnh phúc.





Nghĩ cho cùng, khi kêu gọi người phụ nữ hãy cứ tiếp tục “hy sinh”, đó chỉ là sự ích kỷ của phái mạnh những muốn đè nặng âu lo trên "vai em gầy guộc nhỏ” mà thôi.

Có lẽ, thi sĩ Hồ Dzếnh là người trước nhất ca ngợi đức tính tốt đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam bằng thơ. Đức tính gì vậy?

Cô gái Việt Nam ơi
Nếu chữ hy sinh có ở đời
Tôi muốn nạm vàng muôn khổ cực
Cho lòng cô gái Việt Nam tươi.

Từ ngàn năm dưới lũy tre làng, “con trâu đi trước, cái cày theo sau” người ta đã mặc nhiên thừa nhận rằng, ngay từ khi cất tiếng khóc oe oe thì thân phận của người phụ nữ đã gắn chặt với hai từ “hy sinh”. Sự hy sinh vô bờ bến ấy đến nay vẫn còn ràng rịt bám theo tưởng chừng như có lúc khiến đôi chân họ quỵ xuống. Lo cho chồng con? Đúng rồi. Nhưng còn mẹ già, em dại thì sao? Cũng phải lo tất. Sở dĩ truyện ngắn Thạch Lam đến nay vẫn còn xúc động, đọc lại vẫn rưng rưng vì ông khắc họa tâm thế của người phụ nữ thuở ấy sao mà đớn đau, tội nghiệp đến vậy. Trong tâm trí của tôi, lập tức hiện lên hình ảnh cô Tâm - bán hàng xén lúc về thăm nhà, cậu em trai “nói ngay đến chuyện cần:

- Em xin chị một chục bạc để mua sách học.
Tâm hoảng sợ:
- Sao nhiều thế, chị lấy đâu ra. Ðộ này buôn bán khó khăn lắm, một ngày vài hào chỉ lãi, em bảo chị làm thế nào được?”
-Thế thì lấy tiền đâu mà nộp đơn và mua sách bây giờ? Không có thà rằng ở nhà cho xong.
Lân vùng vằng đứng dậy bước ra ngoài thềm… Nàng dịu giọng ngọt ngào:
- Gớm, chưa chi em đã giận. Có phải chị tiếc em đâu, vì chị chưa có thật.
Lân yên lặng rồi không nói gì, quay mặt đi chỗ khác. Lòng chị lại không nỡ thấy em buồn:


- Thì đây, chị có chục bạc này là tiền lấy hộ cho anh ấy đây. Em cầm lấy rồi chị liệu vay sau cũng được.
Tâm lần ruột tượng lấy ra gói bạc giấy cuộn tròn. Số tiền nàng vừa lấy định trang trải các công nợ và lo sưu thuế cho chồng. Nhưng thấy vẻ mặt vui mừng của em, nàng quên mất cả những nỗi lo sợ đang chờ nàng.

Nỗi âu lo của cô hàng xen tưởng chừng như níu rách cả trang văn. Ngậm ngùi quá đỗi. Cô nàng dệt lụa trong thơ Nguyễn Bính nào khác cô Tâm hàng xén. Ngay cả lúc lên xe hoa, cô đã thút thít khóc khiến bà mẹ cáu:


Gái lớn mà ai chẳng lấy chồng
Can gì mà khóc nín đi không?




Chẳng ai cần biết đến tâm trạng của cô và hỏi vì sao lại khóc. Thưa, làm sao cô có thể yên tâm khi em còn dại, mẹ đã già và “vườn dâu ai đốn”? Thế đấy, đức tính quên mình, lo đến người khác của người phụ nữ dường như đã hòa nhập vào mạch máu và rất đáng kính trọng.

Thế nhưng, trong thời đại nay sự hy sinh ấy có cần phải được biểu dương mãi không? Không. Tôi quả quyết ngàn lần không. Nghĩ cho cùng khi kêu gọi người phụ nữ hãy cứ tiếp tục “hy sinh”, đó chỉ là sự ích kỷ của phái mạnh những muốn đè nặng âu lo trên vai em gầy guộc nhỏ” mà thôi. Tục ngữ Việt Nam có câu “Đời cua, cua máy; đời cáy, cáy đào”. Sao cứ phải buộc người chị, người mẹ trong gia đình phải đứng ra gánh vác hết tất tần tần mọi chuyện? Vô lý quá. Tại sao người vợ phải lo cho chồng con rất mực thủy chung, đầu tắt mặt tối đến nỗi không còn lấy giây phút nào dành cho riêng mình? Như thế chồng sẽ yêu hơn, sẽ cưng hơn, sẽ chìu chuộng hơn và cũng sẽ “biết ơn” nhiều hơn?

Nhầm.

Đàn ông chỉ là cậu trẻ con lớn xác dù thông minh, dù tài năng, dù gì đi nữa thì họ cũng có một khiếm khuyết “đáng yêu” là ưa cái “lạ”. “Của lạ bằng một tạ đường phèn”. Cái lạ ấy chắc gì đã hơn vợ mình, nhưng nó lại thơm tho hơn, chưng diện hơn, nhan sắc hơn, trẻ hơn, “Trắng da vì bởi phấn dồi” nên có thể trong phút chốc nào đó họ quên béng đi hình ảnh tảo tần của vợ:

Đen da vì bởi em ngồi chợ trưa

Cho dù người đàn ông không lăng nhăng đi nữa, theo tôi, sự hy sinh ấy cũng không cần thiết. Khi người đàn bà quá chu toàn, lập tức người đàn ông sẽ trở nên ỷ lại và nuôi dưỡng một suy nghĩ hết sức gia trưởng: đã là vợ thì phải có trách nhiệm lo cho chồng, nhà chồng! Nếu người vợ vừa há mồm ra: “Cả đời tôi hy sinh cho anh…”. Chưa kịp nói hết câu đã nghe tiếng cười mỉa mai đến trơ trẽn và tàn nhẫn: “Ai buộc cô phải hy sinh?”. Nghe mà đau. Mà xót.



Nhưng, “xưa rồi Diễm”.

Quan niệm lỗi thời ấy đã đến lúc cần phải thay đổi. Thật sự, không phải ở thời đại computer này mà từ thời khai thiên lập địa, người đàn bà cũng đã có những nhu cầu đòi hỏi như đàn ông. Mẫu số chung nhu cầu của hai giới tính, chung quy lại vẫn là thời gian sống cho chính mình. Khi đó họ mới thật sự tận hưởng giá trị sống mà mọi con người, mọi giới tính khi sinh ra đã bình đẳng. Sự bình đẳng không thể bắt đầu bằng sự hy sinh một phía của người đàn bà.
Chẳng lẽ khi có chồng là người đàn bà kết thúc mọi ước mơ trong đời? Tôi cực lực phản đối. Nhưng phải thay đổi từ đâu? Từ chính người đàn bà. Vâng, họ phải tự ý thức sự tự do cá nhân khi song hành cùng người đàn ông trên trái đất này. Đừng bao giờ mong đợi sự thay đổi ấy từ các đấng “râu hùm, hàm én, mày ngài”. Phải chính người phụ nữ, tự họ “giải phóng” thân phận mình. Đừng quên, sự tự do không đi cùng yếu đuối.

Này, những Từ Hải, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Thúc Sinh, Hồ Tốn Hiến… các ngài có đồng tình như vậy không? Nếu đồng tình, tại sao không suy nghĩ rằng, chính chúng ta phải biết hy sinh vì giá trị sống, chất lượng sống của người phụ nữ? Bởi họ là mẹ của các con ta, là người đầu ấp tay gối của ta kia mà…

CHÚT HOÀI NIỆM THÁNG CHÍN



Tháng chín về…

Tháng chín về lá bàng thêm sắc đỏ, khẽ chao mình để gió cuốn đi xa. Chú chim sâu rúc tìm từng chiếc lá, nhảy nhót chuyền cành ríu rít lời ca.

Tháng chín về mang những tia nắng đầu tiên, vương nghiêng sắc đón chào ngày mới. Có cô bé mắt rạng ngời phấn khởi, chân sáo tới trường đi học buổi đầu tiên.
Tháng chín về gióng tiếng trống rộn vang như đánh thức bao ước mơ hy vọng. Ai e ấp làm duyên tà áo trắng, bục giảng của thầy là mơ ước tuổi thơ.
Tháng chín về ươm ấp những ước mơ. Trang vở trắng còn thơm mùi giấy mới. Những nét chữ sáng lên chờ đợi, cho ngày mai tung cánh muôn phương.
Tháng chín về ... mùa khai trường lại đến . Tiếng trống réo gọi những nỗi háo hức ..nôn nao , vẫn xao xác trong tôi nỗi nhớ về một thời xa quá ..! Tháng chín về lòng bổng thấy nhớ thương.
Mot%20thoi%20ao%20trang9


Tháng chín đơm bông khắp nẻo đường   

Môi hồng mắt biếc dưới vầng dương,
Hồn thơ như nhắc : nay tháng chín, 
Mà vắng người thơ, lạc cuối vườn.
05-09-2012